Nguyên nhân – triệu chứng – biện pháp điều trị bệnh viêm đường hô hấp dưới

Khi thời tiết giao mùa là lúc mà bệnh viêm đường hô hấp dưới bùng phát ở người lớn, người già, trẻ em và trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu về hội chứng viêm đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em – trẻ sơ sinh. Thuốc điều trị viêm đường hô hấp dưới nào hiệu quả? Tìm hiểu ngay>>>>

Tìm hiểu hội chứng viêm đường hô hấp dưới

Đường hô hấp dưới gồm những gì?

Đường hô hấp dưới gồm : Khí quản, đỉnh phổi, phổi trái và phổi phải, thùy phổi trên, phế quản, thùy quản giữa, thùy phổi dưới. Chức năng chính của đường hô hấp dưới là thực hiện lọc thông khí và trao đổi khí.

đường hô hấp dưới gồm những gì

Viêm đường hô hấp dưới là gì? Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là gì?

Viêm đường hô hấp dưới là hội chứng bao gồm tất cả các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi) không phải lao. Bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ảnh hưởng đến cuống phổi và phổi. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thông thường bao gồm viêm phế quản (nhiễm khuẩn đường hô hấp), đợt cấp viêm phế quản mạn tính, và viêm phổi (nhiễm khuẩn phổi). Triệu chứng chính của loại nhiễm khuẩn này là ho. Các triệu chứng khác có thể bao gồm có thắt ngực, gia tăng tốc độ thở, khó thở, thở khò khè và sốt.

Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm đường hô hấp dưới

Bất kì ai cũng có nguy cơ bị viêm đường hô hấp dưới, nhưng bệnh thường gặp nhiều hơn ở các đối tượng sau:

nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp dưới

  • Trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Người hút thuốc lá.
  • Người mắc các bệnh phổi mãn tính như hen phế quản.

Triệu chứng

Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, dấu hiệu của viêm hô hấp dưới khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể giống với bệnh cảm lạnh thông thường như:

Viêm đường hô hấp dưới ở người lớn

Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi; Sốt nhẹ; Ho khan; Đau họng; Đau đầu, chóng mặt.

Trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở mức độ nặng, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng gồm: Ho dữ dội, ho có đờm; Sốt cao; Nhịp tim nhanh; Thở khò khè hoặc khó thở; Cảm thấy nặng hoặc đau ở ngực.

Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em

Dấu hiệu viêm đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh – trẻ em bao gồm:

  • Chảy mũi
  • Quấy khóc
  • Sốt
  • Ho, đặc biệt là vào ban đêm, ho khan hay ho có đờm
  • Hắt hơi
  • Bú kém hay bỏ bú
  • Khó thở, thở nhanh
  • Thở khò khè
  • khó ngủ
  • Lừ đừ
  • Đỏ mắt, chảy nước mắt nhiều

Các bệnh thuộc viêm đường hô hấp dưới

  • Viêm phế quản: Niêm mạc phế quản bị kích thích phồng lên, tăng tiết dịch nhầy làm bịt tắc phế quản. Viêm phế quản được chia thành hai loại:
  • Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc phế quản khi tiếp xúc với các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài, thường kéo dài trong vài tuần.
  • Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng viêm nhiễm tại phế quản kéo dài hoặc tái phát lại nhiều lần, có thể diễn biến nhiều tháng hoặc nhiều năm.
  • Viêm phổi: Các tổ chức chính ở phổi, đặc biệt các phế nang (đơn vị giúp phổi trao đổi khí), bị tổn thương nghiêm trọng khiến dưỡng khí không thể đi vào máu.
  • Viêm tiểu phế quản: Siêu vi khuẩn gây viêm và khiến chất nhờn tích tụ trong đường hô hấp, khiến người bệnh khó thở. Bệnh thường chỉ xảy ra ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi, khi các tiểu phế quản chưa phát triển toàn diện.

Nguyên nhân

Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới viêm đường hô hấp dưới là do nhiễm khuẩn. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, khi cơ thể dễ bị tổn thương nhất do những thay đổi để thích nghi với môi trường.

viêm đường hô hấp dưới do virus

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là gì? Đây là một thuật ngữ y học (có tên tiếng Anh là lower respiratory tract infection-LRTI) thường chủ yếu do vi khuẩn và virus gây ra.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩn

  • Haemophilus influenzae
  • Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn ).
  • Moraxella catarrhalis.

Các vi khuẩn không điển hình:

  • Mycoplasma pneumoniae.
  • Chlamydia pneumoniae.
  • Legionella pneumophila.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do virus

  • Các virus a cúm (Parainfluenza Virus ).
  • Virus cúm A và B.
  • Adenovirus, Rhinovirus.
  • Các virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus ).

Các loại vi khuẩn và virus này thường tồn tại dưới dạng mầm bệnh ở trẻ vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là phế cầu khuẩn. Vi khuẩn này là nguyên nhân thường gặp dẫn tới viêm phổi và viêm phế quản. Ở người trưởng thành và lớn tuổi, các vi khuẩn Gram âm và Legionella là nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Đặc biệt những người hút thuốc có tỷ lệ viêm đường hô hấp cao do hệ thống niêm mạc bị tổn thương, tạo điều kiện dễ dàng cho các virus Klebsiella pneumoniae tấn công.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra viêm đường hô hấp dưới có thể do các nguyên nhân khác gây nên. Gồm: các tác nhân lý hoá như không khí lạnh, chất kích ứng ở dạng khí, bụi, hoá chất, khói thuốc lá, khói xe,…; Đối với viêm phổi mãn tính: khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu.

Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới

Tắc nghẽn đường hô hấp dưới là bệnh lý hô hấp do các nguyên nhân như: Phế quản bị chèn ép từ bên ngoài do hạch khí phế quản to, tràn khí dịch màng tim gây to tim. Phế quản bị chèn ép từ bên trong do khối u (có thể lành tính hoặc ác tính), dị vật, mắc bệnh lao, bạch hầu.

Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới

Điều trị viêm đường hô hấp dưới

Với người lớn thì hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp dưới đều tự khỏi sau 3 – 7 ngày. Một số trường hợp nặng có thể sử dụng 1 số loại thuốc kháng sinh qua đường uống. Tuy nhiên với đối tượng là người già, trẻ em và trẻ nhỏ thì cần cân nhắc trong việc sử dụng thuốc kháng sinh và cách dùng.

Điều trị viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em

Nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ đánh giá mức độ bệnh. Hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà.

  • Tiếp tục cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ.
  • Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng NaCl 0,9%. Có thể nhỏ trực tiếp  hoặc sử dụng máy khí dung, với trẻ sơ sinh tốt nhất mẹ nên dùng máy khí dung.

máy khí dung Điều trị viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em

  • Cho trẻ uống đủ nước, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ sớm hồi phục.
  • Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều, nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như: tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc – thảo dược chế biến sẵn.

Thuốc điều trị viêm đường hô hấp dưới

Đối với trường hợp bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh thì bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh. Với mỗi bệnh thì cần một số loại thuốc kháng sinh khác nhau, cụ thể:

Đối với viêm phế quản cấp tính

Đa số các trường hợp diễn tiến nhẹ nhàng, điều trị giảm triệu chứng là chính. Do dạng viêm đường hô hấp dưới này gây nên bởi virus nên việc điều trị bằng kháng sinh là không cần thiết. Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng cách:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Dùng thuốc giảm ho, hạ sốt
  • Uống nhiều nước
  • Súc miệng nước muối nhạt ấm

Tuy nhiên một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng thì cần đến các cơ sở y tế để được khám và nhận tư vấn của bác sĩ.

Đối với viêm phế quản mãn tính

Có thể dùng thuốc giãn phế quản chống co thắt như Théostart, Salbutamol,…; Các thuốc này có tác dụng làm thông đường thở của bệnh nhân giúp việc trao đổi khí dễ dàng hơn.

Thuốc điều trị viêm đường hô hấp dưới

Do tổn thương cơ bản trong viêm phế quản mãn tính làm tắc nghẽn đường thở nên cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Thở oxy là biện pháp điều trị được sử dụng khi viêm phế quản mãn tính nặng và ít đáp ứng với thuốc điều trị.

Đối với viêm phổi

Điều trị dùng kháng sinh sớm và phù hợp trong thời gian từ 5-10 ngày. Kháng sinh có thể được dùng hai hoặc ba loại theo đường chích hay uống tuỳ theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình có thể điều trị ngoại trú. Đối với trường hợp nặng và có nhiều yếu tố nguy cơ thì cần nhập viện điều trị.

  • Khi có dấu hiệu suy hô hấp như khó thở, xanh tím, co kéo cơ hô hấp phụ thì cần sử dụng oxy hỗ trợ.
  • Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết để giảm ho, hạ sốt, giảm đau.
  • Cần theo dõi tái khám để phát hiện các triệu chứng trở nặng hay can thiệp khi biến chứng xuất hiện.

Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những trẻ bị viêm đường hô hấp thường bị tái phát nếu vẫn không được chăm sóc kỹ lưỡng và điều trị triệt để. Để cho trẻ luôn khỏe mạnh, các bậc cha mẹ nên chú ý vệ sinh cho trẻ hàng ngày và đặc biệt chú ý vùng tai, mũi, họng. Vào mùa hè nên cho trẻ ngủ ở phòng thông thoáng, trong lành; mùa đông giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên với điều kiện thời tiết và khí hậu Việt Nam như hiện nay thì cách phòng bệnh chính là tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có nhiều phương pháp giúp các bà mẹ tăng cường miễn dịch cho trẻ như: bổ sung Vitamin C; để ngăn ngừa cảm cúm (vitamin C có nhiều trong các loại quả: cam, quýt, lê, dâu tây,…). Bổ sung vitamin A cũng là một biện pháp giúp trẻ tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Ngoài ra bổ sung các thực phẩm như thịt bò, nấm, khoai lang, cải xoăn, cá giàu omega-3… để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

THAM KHẢO : CÁCH PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH HÔ HẤP Ở TRẺ EM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Main Menu