Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Có thể do môi trường sống và làm hoặc thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại… Vậy hen phế quản là bệnh gì? Hen phế quản và cách điều trị ra sao? Hen phế quản uống thuốc gì? bệnh hen phế quản uống thuốc gì? hen phế quản dùng thuốc gì? Loại thuốc trị hen phế quản cho người lớn hiệu quả?
Table of Contents
Hen phế quản là bệnh gì?
Hen phế quản cấp là một bệnh mãn tính đường hô hấp, thường gặp đối với người lớn và trẻ nhỏ. Cơn hen phế quản cấp thường xảy ra vào ban đêm, hầu hết đều xảy ra trong thời gian ngắn. Nếu những cơn hen nặng không được xử trí có thể dẫn tới tử vong.
Hen phế quản tiếng anh là gì?
Bệnh hen phế quản tiếng anh là Asthma, đây là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm). Gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. hường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.
Hen phế quản mãn tính là gì?
Theo định nghĩa của hiệp hội hen toàn cầu, hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản dẫn đến những đợt tái diễn của ran rít, khó thở, bó sát lồng ngực và ho, đặc biệt thường xảy ra ban đêm hay sáng sớm; những đợt này thường phối hợp với sự tắc nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi, sự tắc nghẽn này có tính hồi phục tự nhiên hoặc do điều trị.
Bản chất hen suyễn là bệnh lý mãn tính, không có bệnh hen cấp tính mà chỉ có cơn hen cấp tính diễn ra trên nền bệnh lý mạn tính.
Hậu quả khi không điều trị bệnh hen phế quản kịp thời
Hen phế quản làm tăng tính đáp ứng đường thở bao gồm: co thắt, tăng tiết đờm, phù nề gây tắc nghẽn, hạn chế đường thở. Do đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng tức ngực và ho tái diễn nhiều lần. Ho thường xảy ra vào sáng sớm và ban đêm, có thể phục hồi tự nhiên hoặc dùng thuốc.
Hen phế quản nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn tới những biến chứng bao gồm:
- Tràn khí màng phổi
- Nhiễm khuẩn phổi, phế quản
- Xẹp phổi
- Tâm phế mạn, khí thũng phổi
- Suy hô hấp mạn tính và biến dạng lồng ngực
- Biến chứng của điều trị như hội chứng giả cushing do điều trị corticoid
Hen phế quản và cách điều trị
Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh mạn tính. Hiện nay, tuy không thể chữa khỏi bệnh hen hoàn toàn. Nhưng điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng để bạn có thể sống bình thường. Phòng ngừa và kiểm soát lâu dài là chìa khóa để ngăn chặn khởi phát cơn hen cấp. Điều trị thường bao gồm việc phòng tránh các yếu tố nguy cơ, duy trì thường xuyên thuốc kiểm soát triệu chứng và dùng thuốc cắt cơn khi cần.
Nguyên tắc điều trị hen phế quản bao gồm:
- Tránh các yếu tố nguy cơ của bệnh
- Điều trị tích cực những đợt bùng phát
- Điều trị dự phòng đợt bùng phát và các biến chứng của bệnh
- Giáo dục cho bệnh nhân về điều trị và theo dõi lâu dài
Hen phế quản uống thuốc gì? bệnh hen phế quản uống thuốc gì? hen phế quản dùng thuốc gì?
Thuốc điều trị hen suyễn có kiểm soát tốt được triệu chứng hay không phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, triệu chứng, yếu tố kích phát hen và loại thuốc nào có tác dụng kiểm soát hen tốt nhất.
Thuốc phòng ngừa kiểm soát hen dài hạn giảm viêm đường thở vốn gây triệu chứng. Thuốc hít định liều tác dụng nhanh (thuốc giãn phế quản) có tác dụng nhanh chóng mở rộng đường thở bị sưng nề gây khó thở. Trong một số trường hợp, thuốc chống dị ứng cũng rất cần thiết.
Thuốc kiểm soát hen dài hạn
Đây là những loại thuốc điều trị nền tảng cho hen suyễn, thường được uống hàng ngày. Những loại thuốc này kiểm soát hen suyễn hàng ngày và giảm nguy cơ cơn hen xuất hiện, bao gồm:
- Corticosteroid dạng hít. Các loại thuốc chống viêm này bao gồm flnomasone (Flonase, Flovent HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler, Rhinocort), flunisolide (Aerospan HFA), ciclesonide (Alvesco, Omnaris, Zetonna), beclometasas furoate (Arnuity Ellipta).
- Thuốc ức chế Leukotriene. Những loại thuốc uống này – bao gồm montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate) và zileuton (Zyflo) – giúp giảm triệu chứng hen suyễn đến 24 giờ.
- Các chất chủ vận beta tác dụng dài. Những loại thuốc hít này, bao gồm salmeterol (Serevent) và formoterol (Foradil, Perforomist), giúp mở rộng đường thở.
- Thuốc hít kết hợp. Những loại thuốc này – như flnomasone-salmeterol (Advair Diskus), budesonide-formoterol (Symbicort) và formoterol-mometasone (Dulera) – có chứa chất chủ vận beta tác dụng dài cùng với một corticosteroid.
- Theophylline. Theophylline (Theo-24, Elixophyllin, và những loại khác) là thuốc uống hàng ngày giúp mở đường thở (thuốc giãn phế quản) bằng cách làm giãn các cơ xung quanh đường thở.
Thuốc cắt cơn nhanh
Đây là các loại thuốc được sử dụng khi cần để giảm các triệu chứng nhanh chóng trong thời gian ngắn trong cơn hen – hay trước khi tập thể dục tuỳ khuyến cáo của bác sĩ. Các loại thuốc tác dụng nhanh bao gồm:
- Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn. Những thuốc giãn phế quản dạng hít tác động trong vòng vài phút để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trong cơn hen. Chúng bao gồm albuterol (ProAir HFA, Ventolin HFA, những loại khác) và levalbuterol (Xopenex).
- Ipratropium (Atrovent). Cũng giống các loại thuốc giãn phế quản khác, Ipratropium có tác dụng nhanh để làm giãn đường thở ngay lập tức, giúp người bệnh dễ thở hơn. Ipratropium chủ yếu được kê cho khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính, nhưng đôi khi nó được sử dụng để điều trị các cơn hen suyễn.
- Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch. Những loại thuốc này – bao gồm prednisone và methylprednisolone – làm giảm viêm đường thở do hen suyễn nặng. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài, vì vậy các loại thuốc này chỉ được sử dụng trên cơ sở ngắn hạn để điều trị các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng.
Thuốc chống dị ứng
Thuốc chống dị ứng được sử dụng trong trường hợp hen bị kích phát hoặc tiến triển nặng hơn do dị ứng, bao gồm:
Tiêm dị nguyên (Liệu pháp miễn dịch). Các mũi tiêm kháng nguyên qua thời gian sẽ dần dần giảm bớt phản ứng của hệ miễn dịch với các dị nguyên cụ thể. Người bệnh thường được tiêm mỗi tuần 1 lần trong vài tháng, sau đó là mỗi tháng 1 lần trong khoảng 3-5 năm.
Omalizumab (Xolair). Người bệnh bị dị ứng và hen suyễn nặng được tiêm thuốc này mỗi 2 đến 4 tuần. Loại thuốc này hoạt động bằng cách thay đổi hệ miễn dịch.
Các biện pháp kết hợp
Ngoài ra có thể tránh:
- Tránh gặp các tác nhân gây hen suyễn như : lông vật nuôi, đeo khẩu trang khi ra đường; kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và dọn dẹp nhà cưa đều đặn.
- Tập thể dục hợp lý và sử dụng các thực phẩm để tăng sức đề kháng.
- Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh
- Thực hiện tầm soát hen và COPD
Các loại thuốc trị hen phế quản cho người lớn
Các loại thuốc chủ yếu được sử dụng phổ biến trong điều trị hen và đợt cấp hen bao gồm:
1. Thuốc corticosteroid dạng hít
Thuốc corticosteroid dạng hít là một trong những loại thuốc phổ biến nhất dùng để điều trị hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn dị ứng. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tình trạng sưng viêm ở phổi. Thuốc trị hen phế quản này có tác dụng chậm và thường mất vài giờ mới phát huy tác dụng.
2. Thuốc kháng Leukotriene
Thuốc kháng Leukotriene giúp điều trị bệnh hen suyễn bằng cách ức chế những hóa chất gây viêm tiết ra bởi hệ miễn dịch.
Ưu điểm của loại thuốc này là ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nó chỉ thích hợp dùng cho các trường hợp hen suyễn nhẹ.
3. Short-acting beta agonists (SABAs)
SABAs là nhóm thuốc trị hen phế quản có tác dụng nhanh, giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh hen suyễn chỉ trong vòng vài phút. Những loại SABAs thường gặp là Salbutamol, Terbutalin và Fenoterol.
4. Long-acting bete agonists (LABAs)
Đây là loại thuốc làm giãn phế quản, có tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc này đơn lẻ mà nên dùng kết hợp với một số loại thuốc trị hen suyễn khác. Ngoài ra, bạn nên lưu ý ngưng dùng thuốc ngay sau khi đã kiểm soát được cơn hen.
5. Thuốc kháng histamine
Loại thuốc này giúp ức chế chất sinh học histamine trong cơ thể – một nhân tố then chốt gây ra các phản ứng dị ứng.
Khi dùng thuốc kháng histamine kết hợp với Singulair hoặc các loại thuốc corticosteroid dạng hít có thể giúp bạn hạn chế tình trạng viêm mũi và viêm phổi. Loại thuốc này tương đối rẻ, ở dạng thuốc không kê toa và ít có tác dụng phụ. Do vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng ở các hiệu thuốc.
6. Thuốc Omalizumab
Omalizumab là một trong những loại thuốc trị hen suyễn dị ứng chuyên biệt. Thuốc có tác dụng gắn kết với Globulin miễn dịch E (IgE), làm giảm lượng IgE tự do gây kích hoạt các quá trình dị ứng.
Loại thuốc này có giá khá đắt nên thường được sử dụng cho các trường hợp hen suyễn nghiêm trọng.
7. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch thường được áp dụng trong việc điều trị các trường hợp hen suyễn dị ứng nhẹ. Trước khi áp dụng liệu pháp này, bạn nên nhận diện được các chất gây dị ứng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc có chứa một lượng nhỏ chất gây dị ứng cho bạn mỗi tuần một lần. Trong 4 đến 6 tháng tiếp theo, liều lượng tiêm sẽ là 3–4 tuần một lần. Để miễn dịch với các chất gây dị ứng hiệu quả, bạn có thể phải mất đến vài năm.
8. Thuốc corticosteroid dạng uống
Thuốc corticosteroid dạng uống là thuốc điều trị hen suyễn có tác dụng ngắn, giúp cắt giảm các cơn hen cấp tính một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể để lại tác dụng phụ nếu bạn sử dụng trong thời gian dài.
Nếu các triệu chứng của hen suyễn kéo dài và các loại thuốc thông thường không thể kiểm soát được chúng. Thì bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc corticosteroid dạng uống dùng trong 4 đến 5 ngày để giúp bạn hồi phục sức khỏe. Các loại thuốc corticosteroid dạng uống (như prednisone) sẽ mất từ 4 đến 6 giờ để phát huy tác dụng.
9. Thuốc Theophylline
Theophylline là một loại thuốc giúp giãn phế quản, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của hen suyễn như thở khò khè, tức ngực, đặc biệt là chứng ho về đêm. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể xuất hiện những tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc các vấn đề về thần kinh. Do đó, bạn nên dùng thuốc với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng, tình trạng nghiêm trọng của bệnh hen suyễn mà bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc điều trị phù hợp.
10. Magie sulfate
Đối với những trường hợp hen suyễn nghiêm trọng, các liệu pháp điều trị thông thường đôi khi sẽ không hiệu quả. Khi đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn sử dụng thuốc trị hen suyễn có chứa magie sulfate để kịp thời cắt giảm các cơn hen cấp tính.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêm magie sulfate vào tĩnh mạch sẽ giúp thư giãn các cơ bị co thắt xung quanh đường dẫn khí, khiến bạn dễ thở hơn. Ngoài ra, loại thuốc này còn giúp giảm tình trạng sưng viêm bên trong đường dẫn khí.
Thuốc xông hen phế quản cho người
Loại thuốc này được chứa trong một thiết bị gọi là máy xông khí dung (máy xông mũi họng). Thiết bị này giúp chuyển thuốc từ dạng lỏng sang dạng hơi, đưa thuốc trực tiếp vào vùng cần điều trị. Máy xông khí dung giúp đưa thuốc vào đường hô hấp một cách tự động mà không cần những thao tác của tay. Thuốc dạng hơi sẽ đi vào đường hô hấp thông qua một mặt nạ thở. Tùy vào tình trạng bệnh mà thời gian xông thuốc cũng khác nhau (thông thường từ 5–10 phút).
Tham khảo các loại thuốc xông khí dung cho người lớn taij : https://emet.vn/cac-loai-thuoc-gian-phe-quan/